Mua Xe Tải Nhỏ Hơn Trăm Triệu Chở Hàng Giá Rẻ, "Kiếm" Tiền Triệu/Ngày
- Triệu Hồi Hàng Chục Xe Tải Hino Bị Lỗi Cảm Biến Tốc Độ Tại Việt Nam
- Những Lưu Ý Khi Lái Xe Vào Mùa Mưa
- Làm Cách Nào Để Tránh Đạp Nhầm Chân Ga Với Chân Phanh Khi Lái Xe?
Những chiếc xe tải nhỏ chở hàng giá rẻ ngày càng được nhiều cá nhân/tổ chức kinh doanh nhỏ, ít vốn lựa chọn.
“Tôi mua chiếc xe tải nhỏ giá hơn 100 triệu này lần đầu tiên cách đây 3 năm. Khi mới lập nghiệp, tài chính không nhiều nên chiếc xe chưa đến 200 triệu đồng là phương án tối ưu nhất. Xe có điều hòa máy lạnh đủ cả, chạy cũng ổn. So với các mẫu xe khác giá từ 300 triệu đồng trở lên thì tôi quyết định chọn xe tầm tiền này”, anh Hải cho biết.
Nội dung bài viết
Theo anh Hải, nhờ có những chiếc xe tải nhỏ giá cả phải chăng mà công việc của anh ban đầu thuận lợi hơn, đến nay hầu hết đã thu hồi vốn và sinh lãi.
“Không phải lo trả nợ nếu mua xe nhiều tiền, đơn hàng lại ngày càng nhiều, như vậy chi phí bỏ ra ít nhưng thu hồi vốn khá nhanh”, anh Hải chia sẻ.
Theo anh Hải, hiện tại, đội xe của anh phần lớn là xe tải nhỏ giá rẻ, chúng có xuất xứ từ Trung Quốc. Mỗi ngày, sau khi trừ hết chi phí, việc vận chuyển hàng có thể mang về cho cơ sở kinh doanh của anh khoảng 2-3 triệu đồng/lợi nhuận/1 xe.
Theo khảo sát của PV, trong lĩnh vực vận tải và kinh doanh sản xuất, xe tải nhẹ giá rẻ là phương tiện được nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh sử dụng bởi thiết kế nhỏ gọn và di chuyển linh hoạt, phù hợp để vận chuyển hàng hóa tùy theo nhu cầu. Hơn nữa, do ưu điểm xe nhỏ, nên có thể đi vào các cung đường gấp khúc, cấm tải hay đường thành phố dễ dàng. Đây là điểm khiến phân khúc xe này rất sôi động tại Việt Nam.
Theo số liệu bán hàng từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), năm 2017 doanh số bán xe tải toàn thị trường đạt hơn 80.000 xe các loại, trong đó xe tải nhẹ từ 5 tấn trở xuống chiếm gần 27%, tương đương 26.431 xe. Trong những tháng đầu năm 2018, nhu cầu của các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh vận tải tại Việt Nam đối với dòng xe tải nhẹ tiếp tục gia tăng. Số liệu VAMA cho thấy, kết thúc tháng 4/2018, lượng tiêu thụ xe tải nhẹ (từ 5 tấn trở xuống) đạt 8.045 xe, chiếm gần một nửa doanh số xe tải các loại bán ra trên thị trường.
Các thương hiệu xe tải nhẹ tại Việt Nam đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Trung Quốc. Tùy từng tình hình tài chính và nhu cầu sử dụng mà các thương hiệu có lượng khách hàng của riêng mình.
Theo chia sẻ của các đại lý xe tải nhẹ tại Hà Nội, giá xe tải của Trung Quốc hiện thấp hơn xe Nhật, Hàn khá nhiều, có thể thấp hơn từ 2 đến 3 lần.
Tuy nhiên, theo chia sẻ của anh Quân (một thợ sửa xe chuyên nghiệp), bên cạnh việc có lợi thế về thu hồi vốn nhanh, xe giá rẻ của Trung Quốc có nhược điểm lớn là nhanh hỏng hóc.
“Những chiếc xe giá rẻ thì tiền nào của nấy, xe phần lớn xuống cấp rất nhanh, chạy được khoảng 5 năm thì vào giai đoạn bảo trị nặng, liên tục phải thay phụ tùng, lại tiêu hao nhiên liệu. Tuy giá thành rẻ hơn xe của Nhật, Hàn, Việt Nam nhưng tiền tăng chi phí dầu mỡ, phụ tùng rất lớn lại hay trục trặc kỹ thuật, nếu tính kinh tế còn đắt hơn”.
Do vậy, trên thị trường Việt, doanh số xe tải nhỏ của Trung Quốc suy giảm mạnh. Các thương hiệu như Shacman, Howo, Dongfeng… của Trung Quốc đang phải cạnh tranh quyết liệt với các dòng xe lắp ráp và sản xuất tại VN như Hyundai, Thaco, Suzuki, Mitsubishi, Hino, Isuzu hay Fuso, Kia..
Nguồn: Dân Trí